
Hệ số Beta (β) trong chứng khoán là hệ số đo lường mức độ biến động hay còn gọi là thước đo rủi ro hệ thống của một chứng khoán hay một danh mục đầu tư trong tương quan với toàn bộ thị trường.
Cụ thể như sau:
- Khi β = 1: Mức độ biến động của giá chứng khoán sẽ bằng mức độ biến động của thị trường. Hiểu một cách đơn giản là giá của cổ phiếu X sẽ theo sát sự thay đổi của chỉ số VNINDEX.
- Khi β < 1: Mức độ biến động của giá chứng khoán sẽ thấp hơn mức độ biến động của thị trường. Trong trường hợp này giá cổ phiếu X sẽ biến động ít hơn mức độ biến động của VNINDEX.
- Khi β > 1: Mức độ biến động của giá chứng khoán sẽ cao hơn mức độ biến động của thị trường. Trường hợp này giá cổ phiếu X sẽ biến động lớn hơn mức độ biến động của VNINDEX
- Khi hệ số β = 0: Đối với một cổ phiếu có hệ số Beta bằng thì cho thấy sự thay đổi giá trị của cổ phiếu sẽ hoàn toàn độc lập so với thị trường. Lưu ý, nếu hệ số có dấu – thì chắc chắn cổ phiếu sẽ có biến động ngược chiều so với thị trường chứng khoán hoặc sẽ ngược lại.
- Khi β < 0: Mức độ biến động của giá cổ phiếu sẽ có biến động ngược chiều so với VNINDEX.
Công thức tính hệ số Beta
Hệ số Beta thì hãy áp dụng công thức sau:
Beta = Covar (Ri, Rm)/ Var (Rm)
Trong đó:
- Ri chính là tỷ suất sinh lời của cổ phiếu trong thị trường chứng khoán.
- Rm là tỷ suất sinh lời của thị trường VN-Index.
- Var (Rm) là phương sai tỷ suất sinh lời của thị trường chứng khoán.
- Covar (Ri, Rm) chính là hiệp phương sai tỷ suất sinh lời của thị trường và tỷ suất sinh lời của chứng khoán.
Tỷ suất sinh lời sẽ được tính theo công thức như sau:
R = (p1 – p0)/p0
Trong đó:
- P1 là giá đóng cửa điều chỉnh của phiên đang xét.
- P0 là giá đóng cửa điều chỉnh của phiên trước đó.
Lưu ý cách dùng hệ số Beta
Đa số các trang web tài chính hoặc các công ty chứng khoán như FireAnt, CafeF, VND, MBS … đều cung cấp hệ số Beta. Tuy nhiên các hệ số giữa các trang web là khác nhau vì sử dụng mốc thời gian tính toán khác nhau. Ví dụ:
Hệ số beta của 1 chứng khoán trên webiste www.cafef.vn được tính dựa trên dữ liệu giao dịch 100 phiên liên tiếp gần thời điểm hiện tại nhất của chứng khoán đó.
Đối với những chứng khoán có số phiên giao dịch dưới 30: không tiến hành tính beta.
Đối với những chứng khoán có số phiên giao dịch từ 30 tới nhỏ hơn 100, beta được tính dựa trên dữ liệu từ khi chứng khoán bắt đầu giao dịch tới phiên giao dịch gần thời điểm hiện tại nhất.
Mục lục